Ô nhiễm không khí khiến hơn 3 triệu người chết sớm mỗi năm – nó cũng là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến các bệnh lí về đường hô hấp. Tuy nhiên, theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), 80% số thành phố trên thế giới không đạt tiêu chuẩn về chất lượng không khí.
Tại Việt Nam, hầu hết các đô thị lớn đều đang phải đối mặt với vấn đề ô nhiễm không khí nặng nề từ khói bụi, các chất thải công nghiệp, đặc biệt là xu hướng tăng nồng độ khí Ozone (O3) – một nguyên tố có trong tự nhiên gây nên nhiều bệnh lí nguy hiểm đường hô hấp. Bên cạnh đó, với tình trạng ô nhiễm môi trường không ngừng gia tăng hiện nay, bệnh hô hấp tiếp tục trở thành mối quan tâm hàng đầu trong công tác chăm sóc sức khỏe cộng đồng, nó có ảnh hưởng nghiêm trọng tới tiến trình phát triển kinh tế, xã hội ở nước ta.
Bệnh đường hô hấp là từ dùng để chỉ một nhóm bệnh bao gồm các bệnh gặp phải trên các cơ quan thuộc hệ hô hấp của con người như: mũi, thanh quản, khí quản, phế quản, phổi…
Các bệnh hô hấp thường gặp là: viêm phổi, lao phổi, ung thư phổi, cúm, viêm phế quản, hen phế quản , viêm họng, hen suyễn, viêm mũi dị ứng… Hiện nay, nước ta ghi nhận hơn 5 triệu ca mắc bệnh hen, 1.3 triệu người mắc bệnh phổi mãn tính , số bệnh nhân mắc bệnh ung thư phổi đang gia tăng với tốc độ nhanh chóng, đặc biệt, Việt Nam là quốc gia xếp thứ 12 trong tổng số 22 quốc gia có tổng số bệnh nhân lao nhiều nhất. Hằng năm, tại nước ta, bệnh hô hấp cướp đi sinh mạng của hàng chục nghìn người đồng thời tiêu tốn hàng trăm tỉ đồng cho hoạt động điều trị, khắc phục tác hại của bệnh.
Ô nhiễm môi trường, khói thuốc, uống nhiều rượu bia, thay đổi thời tiết đột ngột, vệ sinh nơi ở kém…là các tác nhân hàng đầu gây nên các bệnh hô hấp. Bên cạnh đó, việc ăn uống không điều độ, làm việc quá sức và biến chứng của một số bệnh mãn tính nguy hiểm sẽ gây suy giảm khả năng miễn dịch cũng là một trong những nguyên nhân gây nên các bệnh hô hấp.
Các cách phòng tránh các bệnh hô hấp: đeo khẩu trang đạt chuẩn khi tiếp xúc mới mầm bệnh, vệ sinh cơ thể sạch sẽ, giữ ấm cho cơ thể khi thay đổi thời tiết. vệ sinh không gian ở thường xuyên, tạo không gian thoáng mát, tránh ở những nơi có độ ẩm cao, điều trị, kiểm soát tốt tiến trình của một số bệnh mãn tính nguy hiểm, tập thể dục thường xuyên, ăn ngủ điều độ…Bên cạnh đó, việc sử dụng Nước uống bổ dưỡng đông trùng hạ thảo cũng sẽ đem lại hiệu quả tích cực trong việc hỗ trợ điều trị và phòng tránh các bệnh hô hấp.
Nền y học phương Đông đã ghi nhận những tác dụng của đông trùng hạ thảo đối với các bệnh lí về đường hô hấp thông qua các quan niệm cho rằng loài thảo dược này có tác dụng: “Bảo vệ phổi, ích thận, cầm máu hóa đờm, trị được chứng ho đến lao lực mệt mỏi”. Theo thời gian, cùng với sự phát triển của khoa học kĩ thuật, các nghiên cứu khoa học và kết quả ứng dụng trong thực tiễn đã ghi nhận thêm những giá tị tích cực của loài thảo dược này trong hỗ trợ, điều trị các bệnh về đường hô hấp.
Trong thực tế: